HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI (1724-2024)
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Trong nền y học cổ truyền Việt Nam, có 2 vị Đại danh y nổi danh cả về tài năng, y đức và y thuật. Đó là Thiền sư Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Tuy cách nhau hàng trăm năm, nhưng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là người học trò kế tục xuất sắc của Thiền sư Tuệ Tĩnh về phương châm hành nghề: “Dùng thuốc Nam để chữa người Việt”. Ông không chỉ là người thầy thuốc tài hoa, đức độ; người thầy giáo đầy tâm huyết, trách nhiệm mà còn là một nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Ông để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ với nhiều công trình y học vô cùng giá trị cho tới ngày nay.
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC (1724 - 1791)
* Quê nội: xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Quê ngoại: xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
TIỂU SỬ, THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Lê Hữu Trác vốn có tên là Huân, biểu tự Cận Như, bút hiệu Quế Hiên, Thảo Am, Lãn Ông, sinh ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn (1724) tại thôn Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông là con thứ 7 (nên có biệt hiệu cậu Chiêu Bảy) của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng.
Sinh ra và lớn lên trong một dòng tộc có bề dày về gia phong, nền nếp và đậm lễ giáo phong kiến, Lê Hữu Trác được giáo dục chu đáo và nghiêm khắc từ nhỏ. Với tư chất thông minh, tài năng thiên bẩm, ông đã nuôi chí làm quan để nối nghiệp cha ông về con đường khoa bảng và quan trường.
Năm 1739, cụ thân sinh qua đời khi Lê Hữu Trác mới 15 tuổi. Chí lớn chưa thành đã phải chịu cảnh mồ côi cha, Lê Hữu Trác đành rời kinh thành Thăng Long để về quê chịu tang. Thời gian này, ông vừa chăm lo việc nhà, vừa tiếp tục đèn sách, chọn con đường khoa cử để tiến thân trên con đường quan lộ.
Tuy nhiên, bối cảnh xã hội nước Đại Việt lúc bấy giờ vô cùng rối loạn, vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong hết
CÁC NHÀ ĐẠI KHOA DÒNG HỌ LÊ HỮU Ở LIÊU XÁ
- Cụ Lê Hữu Danh (ông nội Lê Hữu Trác), đỗ Hoàng Giáp năm 1670
- Cụ Lê Hữu Hỷ (bác ruột Lê Hữu Trác), đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân năm 1700
- Cụ Lê Hữu Mưu (cha đẻ Lê Hữu Trác), Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân năm 1710
- Cụ Lê Hữu Kiều (chú ruột Lê Hữu Trác), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân năm 1718
- Cụ Lê Hữu Dung (em họ Lê Hữu Trác), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân năm 1775
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
sức nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp từ Bắc chí Nam. Chính quyền chúa Trịnh không ngừng lấy thanh niên tòng quân, vừa để đảm bảo an ninh, chủ quyền lãnh thổ, vừa chống các cuộc nổi dậy của nông dân. Do vậy, sang năm 1740, Lê Hữu Trác phải tạm gác bút nghiên, bắt đầu tập luyện võ nghệ, nghiên cứu binh thư để gia nhập quân đội. “Nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình”.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Ở môi trường quân ngũ không lâu, Lê Hữu Trác nhận thấy bản chất thực của chính quyền Đàng Ngoài tuyển quân không phải bảo vệ quốc gia, mà để đàn áp khởi nghĩa nông dân. Ông còn nhận thấy sự thối nát, bất công chốn quan trường đã khiến cho xã hội rối loạn, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, đổ máu. Xót xa và căm phẫn trước cảnh ngộ trái ngang của thời cuộc, Lê Hữu Trác rời quân ngũ, viện cớ về quê phụng dưỡng mẹ già và nuôi cháu nhỏ thay người anh qua đời vào năm 1746. Nhà thờ đại tôn Lê Hữu ở Liêu Xá
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Giải ngũ về quê mẹ (tỉnh Hà Tĩnh), Lê Hữu Trác mắc trận ốm nặng, sức khỏe ngày một yếu đi, song ông vẫn phải gánh vác nhiều công việc rất vất vả “Trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu”. Ông miệt mài đèn sách không chịu nghỉ ngơi để theo đuổi ước mơ từ nhỏ nên bệnh càng trầm trọng. Mặc dù được người thân đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh tình ông vẫn không thuyên giảm. Khi được người mách nước, ông cùng người thân vượt sông Lam sang Nghệ An tìm lương y Trần Độc.
Lê Hữu Trác được thầy Trần Độc chữa trị suốt gần một năm thì khỏi. Đây cũng là khoảng thời gian ông bén duyên với nghề y khi được thầy Trần Độc quý mến, tin tưởng truyền trao sở học và tay nghề. Thầy Trần Độc đã đem hết những hiểu biết về y học cổ truyền để dạy lại cho Lê
Thuyền tán- một dụng cụ bào chế Đông dược Hữu Trác.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Tượng Hải Thượng Lãn Ông trong Khu lưu niệm tại quê nhà (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ)
Với tư chất thông minh, lại ham học hỏi nên ông nhanh chóng tiếp thu và hiểu sâu y lý, ngày thêm say mê về y thuật và quyết chí theo đuổi với nghề. Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng, đặt tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông với ý nghĩa: Hải Thượng là 2 chữ đầu tên quê hương ông (tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng); Lãn Ông là “ông lười”, với ngụ ý chán công danh, quyền thế.
Suốt mấy chục năm hành nghề, Lê Hữu Trác chữa bệnh cho hàng ngàn người khắp mọi miền với đủ thứ bệnh nặng - nhẹ, lạ - quen khác nhau. Tài năng và nhân đức của ông vang danh không chỉ ở Hà Tĩnh mà khắp cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Người dân được ông chữa trị bệnh đều vô cùng cảm mến và biết ơn vị danh y Lê Hữu Trác tài năng, đức độ. Không chỉ tâm huyết, trách nhiệm trong việc chữa bệnh cứu người, ông còn dành tâm sức, thời gian để dạy dỗ học trò và viết sách để lại cho hậu thế. Lê Hữu Trác đã truyền dạy cho thế hệ sau nhiều thầy thuốc giỏi về y thuật và làm tốt y đạo.
Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn Ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ “Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn Ông.
Dao cầu, dụng cụ để chế biến Đông dược của các lương y
Từ khi dấn thân vào nghề y, Hải Thượng Lãn Ông từng ít nhất 2 lần ra Thăng Long. Cả 2 lần ông lặn lội tìm đường đến xứ kinh thành cũng đều vì nghề y. Năm Bính Tý 1756, Ông ra kinh đô mong tìm được thầy thuốc giỏi để vừa học hỏi thêm, vừa trao đổi y thuật. Nhưng suốt mấy tuần ở Thăng Long, Ông không tìm được vị thầy thuốc giỏi nào nên đành trở về quê mẹ, “khước từ sự giao du, đóng cửa để đọc sách”, chữa bệnh, cứu người.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Y tông tâm lĩnh bao gồm 28 tập và 66 quyển với đầy đủ các mặt về y học: Y lý, Y thuật, Y đức, Dược và Di dưỡng. Tác phẩm kế thừa quan điểm chữa bệnh của Thiền Sư Tuệ Tĩnh “Nam dược trị Nam nhân” với sự bổ sung hơn 300 vị thuốc Nam, thu thập hơn 2.854 bài thuốc lưu truyền trong dân gian.
HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH
Bộ mộc bản của Hải Thượng y tông tâm lĩnh (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Bắc Ninh) được công nhận là Bảo vật quốc gia
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Ngày 12 tháng 1 năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh. Lúc này ông đã 62 tuổi, sức yếu lại quyết chí xa lánh công danh, nhưng do theo đuổi nghiệp y đã mấy chục năm mà bộ “Tâm lĩnh” chưa in được, “không dám truyền thụ riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết, nhưng việc thì nặng sức lại mỏng, khó mà làm được” (Thượng kinh ký sự), ông hy vọng lần đi ra kinh đô có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy ông nhận chiếu chỉ của chúa Trịnh, từ giã gia đình, học trò rời Hương Sơn lên đường.
Ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ông được Trịnh Sâm khen “hiểu sâu y lý” ban thưởng cho ông 20 suất lính hầu và bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ với Lãn Ông không chịu chữa theo đơn của ông, nên thế tử không khỏi. Ông biết nhưng không hề thắc mắc với bọn thầy thuốc thiếu lương tâm này để mong sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi.
Thời gian ở kinh đô, ông nhiều lần xin về thăm cố hương Liêu Xá, nhưng mãi đến tháng 9 năm 1782, chúa Trịnh mới cho phép ông về. Không lâu sau, ông lại có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng. Về kinh, ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và cũng miễn cưỡng chữa tiếp cho Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ông. Ông bắt buộc phải nhận nhưng bụng nghĩ: “Mình tuy không phải đã bỏ quên việc ẩn cư, nhưng nay hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được” (Thượng kinh ký sự).
Sau khi Trịnh Sâm chết vì bệnh lâu ngày sức yếu, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai dẳng nên “khí lực khô kiệt”, khó lòng khỏe được. Do nóng lòng trở về Hương Sơn, nhân có người tiến cử một lương y mới, Lê Hữu Trác liền lấy cớ người nhà ốm nặng rời kinh thành, ông rất vui mừng. Ngày 2 tháng 11 năm 1782, Lãn Ông về đến Hương Sơn.
Năm 1783, Hải Thượng Lãn Ông viết xong tập “Thượng kinh ký sự” bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa - những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dù tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vận khí bí điển, năm 1786) để hoàn chỉnh bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.
Ông qua đời vào ngày 15 tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay thuộc xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Mộ ông nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Tự, thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.
Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn “Lĩnh Nam bản thảo”, “Thượng kinh ký sự” không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.
- Hải Thượng y tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển.
- Vệ sinh quyết yếu.
- Y hải cầu nguyên.
- Hành giản trân nhu, gồm 2210 phương thuốc đơn giản trị 126 loại bệnh.
- Bách gia trân tàng, gồm 644 bài thuốc kinh nghiệm.
- Tâm đắc thần phương, gồm 70 bài thuốc chọn lọc.
- Hiệu phỏng tân phương.
- Y dương án.
- Y âm án.
- Nữ công thắng lãm.
- Thượng kinh ký sự
Về y lí: Đương thời, đa số thầy thuốc ỷ lại vào Trung y và thuốc Bắc, có người xem thường phương thang cổ truyền của dân tộc ta. Lê Hữu Trác không tán thành cách câu nệ và ỷ lại ấy. Ông đã xây dựng một y lí biện chứng về lý luận âm dương, thủy hoả, hàn nhiệt, hư thực. Ông đã phát minh phân tích rất cụ thể làm cho mọi người đọc sách là hiểu. Ông đặc biệt chú ý giải thích và chứng minh kỹ lưỡng về Tạng thận, cho thận hỏa hay chân hỏa là chi phối và nung nấu cho tất cả các phủ tạng và mạch lạc trong toàn cơ thể con người, và truyền đạt ra ngoài khí sắc, tinh thần. Thận hỏa giống như khí nóng của mặt trời, là nguồn gốc của sự sống. Hỏa vượng thì mạnh, hỏa suy thì yếu, hỏa diệt thì chết, nên thuốc của ông đặc biệt chú trọng về thận. Lê Hữu Trác lại nghiên cứu sâu về lý luận tiên thiên, hậu thiên, dựa trên thực tế sinh hoạt của người Việt Nam mà lập ra những phương hậu thiên bát vị, hậu thiên lục vị, bấy thổ cố trung v.v... Ông nói: “Khí hậu phương Bắc, phương Nam khác nhau, cho nên người ta bị bệnh cũng không hoàn toàn giống nhau”. Do đó người làm thuốc cũng không nên cố chấp mấy pho sách Trung Quốc làm phương pháp cố định, mà phải tùy theo hoàn cảnh xã hội, thủy thổ địa phương mà thay đổi phương thang cho thích hợp. Thuyết của ông là một sáng tạo chủ động trong việc chữa bệnh, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và cơ địa của người Việt Nam.
Về tư cách đạo đức của người thầy thuốc:
Để xây dựng đạo đức, tư cách và nề nếp của người thầy thuốc, ông thường nói: “Thầy thuốc nắm tính mạng của người bệnh, người ta gửi tính mạng cho mình phải hết sức cẩn trọng, phải nghiên cứu sách vở kỹ càng. Khi chữa bệnh phải cẩn thận, phải nhận rõ được bệnh chứng rồi mới lập phương, tuyệt đối không được sơ suất xem thường. Nghề thuốc không phải là nghề cầu danh trục lợi, không phải thấy giàu sang mà xu phụ kiếm tiền, thấy người nghèo khổ, cô đơn mà khinh miệt, người giàu sang không thiếu gì thầy, thiếu gì thuốc”, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ, chữa được bệnh rồi ông còn giúp họ tiền để bồi bổ. Ông nói: “Người nghèo lành bệnh rồi nhà không có cơm ăn rồi cũng chết, nên phải đặc biệt chú ý”.
Với quan điểm nhân đạo đó nên trong thời kỳ làm thuốc hễ có người bệnh tới gọi, có khi ông phải vượt cả giông tố, qua cả dãy núi Thiên nhẫn để đến với người bệnh cho kịp thời. Không quản ngại gian khổ, ông luôn luôn chú ý đến bệnh nhân, ông nói: “Phương Bắc bệnh chữa chưa khỏi thì phương Nam có người đến gọi, chỉ mong sao người đời không có bệnh để ngày ngày được uống rượu, ngâm thơ, gảy đàn chơi”. Tấm lòng nhân ái của ông đã được biên tập thành bản Y huấn cách ngôn để dạy cho người đời làm thuốc có tư cách đúng đắn, ngày nay Bộ Y tế đã quyết định lấy 9 điều Y huấn cách ngôn của ông làm y đức cho những người hành nghề Đông y: Người thầy thuốc không nên vụ lợi, không nên cầu báo ơn, không nên khinh người nghèo, đối với đồng nghiệp phải khiêm nhường, phải học tập những người hơn mình, giúp đỡ những người kém mình, không được khinh rẻ lẫn nhau.
Đây là những yếu tố quyết định nhân cách của người làm thuốc và đạo lý làm thầy của Hải Thượng.
Suốt 40 năm làm thuốc ông đem hết tinh thần nghị lực để xây dựng và phát triển nền Đông y Việt Nam vừa có lý luận, phương pháp và thực tiễn về trị liệu. Dùng các cây thuốc Việt Nam phù hợp với bệnh tật của người Việt Nam. Tập trung trí tuệ và kinh nghiệm nghề nghiệp để làm nên Y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển 28 tập, với sự phân môn, phân loại một cách có hệ thống. Ông đã tổng kết kinh nghiệm để đúc kết thành lý luận một cách sáng tạo.
Bộ Y tông tâm lĩnh là một trước tác vĩ đại trong y giới Việt Nam, nó gồm đủ cả lịch sử y học, kinh nghiệm thực tế, học tập nhân dân. Về lý luận có đầy đủ tính chất khoa học, dân tộc, đại chúng, mở ra một thế hệ thầy thuốc mới, một phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh mới và đạo đức nghề nghiệp của nền y học Việt Nam. Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng bộ sách trên quan điểm vì y học, vì dân tộc, vì nhân loại. Ông muốn nó được phổ biến sâu rộng, lưu truyền cho đời sau.
Bộ sách của ông tuy chưa được ấn hành lúc sinh thời. Nhưng học thuyết của ông đã trở thành một trường phái Đông y nổi tiếng trong cả nước, do những người học trò, những người bạn của ông ghi chép, phổ biến khắp mọi nơi. Bộ sách đã trở thành một kiệt tác của nền Đông y Việt Nam được lưu truyền cho đến ngày nay và mãi mãi sau này.
Về dược: Đương thời, các y gia chỉ ỷ lại thuốc Bắc. Nếu không có tiền mua thuốc Bắc thì khi bị ốm đau người bệnh chỉ biết ngồi than thở với câu: “Gia bần vô dược, nhất bất trị dã” nghĩa là nhà nghèo không có thuốc là không chữa được bệnh, còn thuốc Nam thì rất nhiều, rất rẻ, chữa bệnh rất hay thì không biết sử dụng, đến như pho “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh cũng ít người chú ý đến. Họ đã thiếu đi cái tinh thần tự lực cánh sinh.
Để khắc phục những tư duy sai lầm của các thầy thuốc Đông y lúc bấy giờ, Lê Hữu Trác đã đặc biệt quan tâm dùng thuốc Nam thay thế thuốc Bắc. Như lấy sâm bổ chính nấu thành cao để thay thế nhân sâm. Chế quế chi với ngũ vị ngưu tất để thay thế nhục quế. Dùng hà thủ ô để làm thuốc bổ khí huyết, dùng hương phụ chế để làm thuốc điều kinh, lá ngải để chữa sốt rét, bạc hà để chữa ăn không tiêu v.v... Các bộ sách của ông có hướng dẫn cụ thể về các phương pháp khai thác và sử dụng thuốc Nam. Điều đó nói lên tinh thần sáng tạo, tự chủ, tự tôn dân tộc của vị danh y đất Việt. Ông còn mở trường dạy thuốc, lập ra “Y hội” tập hợp những người làm thuốc cùng giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao Lê Hữu Trác, coi ông là y thánh của Việt Nam, là người tài cao mà thức thời đạt thế. Không những là một thầy thuốc giỏi, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc có phong cách, cá tính, tài hoa, độc đáo, có đóng góp quan trọng cho lịch sử văn học dân tộc. Ông để lại một khối lượng văn thơ khá lớn, vừa chuyển tải các nội dung về văn học, y học, vừa bộc lộ tấm lòng yêu thương con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong tập thơ “Y lý thâu nhàn lý ngôn phụ chí”. Qua các tác phẩm thơ văn của Lê Hữu Trác đã toát lên một con người của đồng quê thôn dã, luôn hòa mình vào cuộc sống, cảm thương và trách nhiệm trước cuộc sống của Nhân dân.
Tất cả các hoạt động và trước tác của Lê Hữu Trác đều thực sự và triệt để hướng về con người, về Chân - Thiện - Mỹ. Ông là một lương y tận hiến, một nhà văn sáng tạo, một trí thức, nhà khoa học, nhà văn hoá sống, hoạt động và ứng xử luôn lấy nghĩa lớn và đức nhân làm trọng. Trong tư cách nào và ở lĩnh vực hoạt động nào, Lê Hữu Trác cũng đều thực sự là một Nhân cách - Trí tuệ - Tâm hồn lớn; là một tấm gương thực sự về lao động, học tập và sáng tạo; sống luôn vì con người và nghĩa cả.
Ghi nhận công lao to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân đã có nhiều việc làm thiết thực để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao, đóng góp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cho nền y học Việt Nam nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung.
Hiện nay, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đang được thờ tại: Y Miếu Thăng Long (TP Hà Nội); Tiên Y Miếu (Thừa Thiên Huế). Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990 tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (quê cha) và huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (quê mẹ). Tên của ông được đặt cho nhiều tuyến phố, đường, trường học, tượng đài ở 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Dưới triều Nguyễn, các sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được khắc in thành các mộc bản. Những mộc bản này hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Bắc Ninh và đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, giới y học Pháp và một số nước Châu Âu như Đức, Ý, Hà Lan đã nghiên cứu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Năm 1962, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh đã được nghiên cứu ở Trung Quốc và phổ biến rộng trong giới y học của các nước trên thế giới.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thực sự mang tầm vóc quốc tế của một danh nhân văn hóa lớn, phù hợp với lý tưởng, sứ mệnh mà UNESCO cổ vũ và thúc đẩy “theo hướng đoàn kết các dân tộc, lòng khoan dung, lý tưởng hòa bình, đối thoại giữa các nền văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11/2023 đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024”, trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác của Việt Nam. Việc UNESCO vinh danh ông là một sự ghi nhận to lớn đối với những công lao, đóng góp, cống hiến của ông cho nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như toàn nhân loại.
BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC DI SẢN VĂN HÓA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Tự hào là quê hương Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, trong những năm qua, tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tôn vinh y đức, y đạo và y thuật của ông đối với hậu thế. Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và thường xuyên bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử có liên quan đến Đại danh y để bày tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền Đông y Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng.
Hằng năm, vào ngày Rằm tháng Giêng (Âm lịch), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ
Việt Nam tỉnh Hưng Yên phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại quê hương Liêu Xá, huyện Yên Mỹ nhằm ôn lại thân thế, sự nghiệp và tưởng nhớ vị Đại danh y đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền y học cổ truyền nước nhà. Trên địa bàn tỉnh, nhiều trường học, đường phố được mang tên ông. Tượng đài Đại danh y Lê Hữu Trác cũng được dựng trong khuôn viên Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh để các thầy thuốc, nhân viên y tế hàng ngày chiêm bái, ngưỡng vọng và tâm niệm về nghề…
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Tại Hưng Yên, nghề y học cổ truyền được hình thành từ rất lâu đời. Truyền thuyết kể lại, ngay từ thời Lý, tại làng Nghĩa Trai, thuộc xã Tân Quang, huyện Văn Lâm đã có nghề trồng và chế biến dược liệu. Đến thời Lê, thời Nguyễn, Hưng Yên lại có thêm nhiều làng nghề dược liệu đông y nổi tiếng như các làng: Đa Ngưu (thuộc xã Tân Tiến) và Mễ Sở (thuộc xã Mễ Sở) của huyện Văn Giang.
Cùng với sự phát triển của các làng nghề trồng và chế biến dược liệu, Hưng Yên đã xuất hiện nhiều lương y nổi tiếng. Thời Lê, cùng thời với Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, tại làng Bá Khê (thuộc xã Tân Tiến, huyện Văn Giang) có Y tông Tạ Pháp Chính là quan y có tay nghề cao, được phong tới chức “Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu”, “Yên Quảng xứ Tán trị thừa chánh sứ ty tham chính”, kiêm “Chi Thái y viện Phố Lãn Ông (TP. Hà Nội), nơi nhiều người dân làng chế biến và buôn bán thuốc Đông y Đa Ngưu (xã Tân Tiến, huyện Văn Giang) sinh sống, lập nghiệp
Chưởng viện sự”. Trong triều Nguyễn, Hưng Yên cũng những có thầy thuốc được mời về kinh đô làm quan Thái y. Sau Cách mạng tháng Tám, Hưng Yên lại có Thầy lang Thiên Tích, quê tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, là Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam nhiều khóa liền. Ông được coi là “Cây đại thụ của nền Đông y Việt Nam hiện đại”...
Kế tục và phát huy những di sản quý báu mà các thế hệ danh y để lại, trong đó có những di sản quý báu của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm xây dựng,
củng cố và phát triển nền Đông y Việt Nam; ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích nghề y, dược học cổ truyền; củng cố, xây dựng các cấp Hội Đông y trên địa bàn tỉnh cũng như tạo điều kiện cho Nhân dân được khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
Hội Đông y tỉnh Hưng Yên được thành lập vào tháng 12/1959, ban đầu lấy tên là Phân hội Đông y Hưng Yên, là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và chịu sự quản lý nhà nước của Sở Y tế về mặt chuyên môn.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, lĩnh vực khám chữa bệnh
Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Đông y” tặng các cá nhân tại Hội nghị biểu dương các thầy thuốc đông y tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới bằng y học cổ truyền và hoạt động của Hội Đông y các cấp trên địa bàn tỉnh được củng cố, kiện toàn và đóng góp quan trọng vào công tác chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. 100% các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Hội Đông y và có 06 chi hội trực thuộc Tỉnh hội. Toàn tỉnh có 868 hội viên (số liệu năm 2023). Sau 65 năm xây dựng và phát triển, Hội Đông y tỉnh Hưng Yên đã trở thành một
tổ chức xã hội, nghề nghiệp có uy tín, tập hợp những người hoạt động trong lĩnh vực đông y, đông dược trên địa bàn tỉnh sinh hoạt trong tổ chức Hội.
Toàn tỉnh hiện có 01 bệnh viện y dược cổ truyền; 02 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và 10 trung tâm y tế tuyến huyện có khoa y học cổ truyền. 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn đã triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y, dược
cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Hệ thống y học cổ truyền tư nhân phát triển mạnh với 142 cơ sở thực hiện khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tổng số cán bộ y tế làm công tác khám bệnh, chữa bệnh đông y là 541 người (trong đó, tuyến tỉnh là 159 người, tuyến huyện là 86 người, tuyến xã là 133 người, tư nhân là 163 người); chưa kể lực lượng dược sĩ hoạt động trong lĩnh vực y dược học cổ truyền.
Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày
Đoàn công tác Trung ương khảo sát 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới làm việc với Tỉnh ủy Hưng Yên
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành
Chương trình hành động số 22-CTr/ TU ngày 17/6/2009 thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW. Trong từng nhiệm kỳ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng,
Đồng chí Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Bằng khen của Tỉnh ủy tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
chính quyền địa phương triển khai thực hiện nhiều chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh; về củng cố, phát triển y, dược cổ truyền và hệ thống y tế Hưng Yên; về thu hút bác sĩ, dược sĩ tốt nghiệp đại học chính quy về tỉnh công tác...
Các chỉ tiêu cụ thể về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và hoạt động khám, chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền được đưa vào các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Qua đó, nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của y học cổ truyền được nâng lên rõ rệt. Người dân đã tự giác và tích cực tham
Các đại biểu dự Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới của Tỉnh ủy Hưng Yên
gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; thực hiện trồng và sử dụng cây thuốc nam điều trị các bệnh thông thường; tỷ lệ khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền và sử dụng thuốc đông y tăng đều qua các năm.
Giai đoạn 2008 - 2023, tổng số bệnh nhân đến khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền là 4.235.229 lượt người, chiếm 27,7% tổng số bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh. Một số bệnh phục hồi hỗ trợ sau tai biến mạch máu não, liệt nửa người, phong
chẩn huyết nhiệt, tâm căn suy nhược, tỳ vị hư kém, huyết áp cao, đau vai gáy cấp tính, suy nhược cơ thể... đã đạt kết quả tốt trong điều trị. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền đối với những bệnh nhân thể nhẹ, thể vừa đạt hiệu quả cao thông qua việc dùng thuốc xông, thuốc sắc đóng gói, các loại bổ phế, bổ phối và thuốc viên đông y...
Việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích y dược học cổ truyền được quan tâm thường xuyên. Tỉnh đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư nuôi trồng dược liệu quy mô tập trung; sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; khai thác dược liệu tự nhiên trên cơ sở lưu giữ, tái sinh và phát triển nguồn dược liệu đa dạng ở các vùng sinh thái trong tỉnh… Cơ chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập
các cơ sở đông y, đông dược, hoàn thiện hệ thống tổ chức, nhân sự quản lý công tác y, dược cổ truyền được chú trọng. Chế độ hỗ trợ, khuyến khích các thầy thuốc cống hiến và phát huy những bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền được bảo đảm. Công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu,
nghiên cứu, kế thừa, ứng dụng và kết hợp y, dược cổ truyền với y, dược hiện đại được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.
UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ việc nuôi trồng, thu hoạch, sử dụng dược liệu như: Quyết định số 1349/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 phê duyệt Đề án phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1843/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ xác lập và phát triển vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030... Bên cạnh đó, theo Quyết định số 1976/2013/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng tại Lễ hội tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ)
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới đến năm 2030, tỉnh Hưng Yên nằm trong 6 tỉnh, thành phố thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng quy hoạch phát triển trồng 20 loại dược liệu.
Tỉnh đã quy hoạch vùng trồng cây dược liệu tại 4 huyện: Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu, Tiên Lữ. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.500 ha cây dược liệu, chủ yếu là hoa cúc, kinh giới, cốt khí, hoắc hương, bông mã đề, cát căn, bồ công anh, xạ đen, bán hạ, ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, thanh hao, nghệ đen, nghệ vàng, hoài sơn… mỗi năm thu hoạch khoảng 4,5 nghìn tấn dược liệu thô. Có 125 cơ sở kinh doanh thuốc thành phẩm; 16 cơ sở bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền; 03 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu; 05 câu lạc bộ thuốc nam tại xã Tân Châu, Bình Kiều (huyện Khoái Châu); xã Liên Nghĩa, Xuân Quan, Phụng Công (huyện Văn Giang) với trên 300 hội viên.
Ngành Y tế Hưng Yên đã phối hợp với Hội Đông y các cấp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trồng, sử dụng những cây thuốc sẵn có ở địa phương, những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa bệnh. 138/155 trạm y tế xã, phường, thị trấn có vườn thuốc mẫu; nhiều hộ gia đình có trồng cây thuốc nam để chữa bệnh thông thường, như: tiêu chảy, mụn nhọt, đau xương khớp, cảm sốt, các bệnh về gan...
Công tác nghiên cứu khoa học, kế thừa, bảo tồn và phát triển y học cổ truyền được tỉnh quan tâm chú trọng. Trong 15 năm qua, đã có 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và gần 70 đề tài cấp cơ sở về lĩnh vực y dược cổ truyền được triển khai thực hiện. Nhiều đề tài có tính kế thừa và ứng dụng cao như: Đánh giá thực trạng và giải pháp ứng dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân; Đánh giá tác dụng điều trị viêm răng miệng của thuốc ngâm rượu vỏ thân cây hoa đại; Đánh giá tác dụng của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị bệnh lý cột sống; Xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất viên nén “Bổ dương tiếp âm”; Hiệu quả của điện châm, kết hợp với siêu âm điều trị trong bệnh lý thoái hóa khớp gối; Điều trị vai gáy thể phong hàn bằng thuốc y học cổ truyền kết hợp với điện châm xoa bóp bấm huyệt… Tỉnh đã sử dụng nhiều thuốc thành phẩm y dược cổ truyền trong điều trị thay thuốc sắc, như: Thuốc hoàn tán Hoắc hương chính khí tán, Chè hạ huyết áp
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Cao lỏng định thống thông kinh lạc, Sâm tô tán, Phong tê thấp, Bột xoa bóp, Viên hoàn Bổ huyết điều kinh, Bổ khí huyết, Đại tràng hoàn, Rượu Cúc hoa tửu, Ô mai hoàn...
Nhiều bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong phòng và điều trị bệnh đã được sưu tầm và ứng dụng có hiệu quả. Không chỉ vậy, tỉnh cũng đẩy mạnh việc sưu tầm, nghiên cứu, ứng dụng những bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lương y cống hiến đưa vào sử dụng trong Nhân dân và đạt hiệu quả cao như: Điều trị rối loạn tiêu hóa và bỏng độ I, II của lương y Đỗ Thế Di (huyện Yên Mỹ); chữa bệnh hậu bối của lương y Nguyễn Trần Chuyển (huyện Yên Mỹ); bó gãy xương kín của lương y Phạm Ngọc Kha (huyện Yên Mỹ); chữa bệnh gan của lương y Nguyễn Viết Sâm (huyện Kim Động); chữa tắc tia sữa bằng phương pháp tác động cột sống của lương y Phạm Văn Điểm (huyện Văn Giang); chữa sỏi gan, thận của lương y Ôn Đức Thành (thành phố Hưng Yên)... Hiện nay, 26 bài thuốc gia truyền có giá trị của các lương y đã được bàn giao cho Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh phục vụ cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khám, chữa bệnh cho Nhân dân.
Các thế hệ ngành y học cổ truyền Hưng Yên luôn tâm niệm học tập và noi gương y đức, y đạo của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ, y thuật cho cán bộ, hội viên, Sở Y tế và Hội Đông y tỉnh đã đẩy mạnh chỉ đạo, hướng dẫn công tác chính trị tư tưởng, giáo dục y đức, đạo đức nghề nghiệp, các quy tắc ứng xử cho cán bộ, nhân viên y tế như: tăng cường xây dựng cơ quan văn hóa; nâng cao văn hóa giao tiếp ứng xử trong các cơ sở khám chữa bệnh ngành Y tế Hưng Yên; triển khai thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế; triển khai phong trào thi đua Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Thầy thuốc như mẹ hiền”; thực hiện tốt 9 điều Y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và 12 điều Y đức của Ngành Y tế...
Trên cơ sở đó, các thế hệ cán bộ, hội viên, thầy thuốc của Ngành Y tế tỉnh và Hội Đông y không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo phương châm “Giỏi về y lý, tinh thông về y thuật, trong sáng về y đức”,
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân
Công tác xã hội hóa về y học cổ truyền đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm thông qua việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở khám chữa bệnh; đào tạo nhân lực; sản xuất, kinh doanh thuốc đông y; phát triển các vùng trồng dược liệu. Một số phòng mạch của các lương y tại Huyện hội Ân Thi, Tiên Lữ, Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm... đã thu hút đông đảo bệnh nhân đến khám, điều trị và được chính quyền các cấp, Nhân dân địa phương tin tưởng, ủng hộ. Tiêu biểu như Hội Đông y huyện Ân Thi đã thành lập Phòng khám nhân đạo ở xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi; Hội viên Phan Thị Bính, Hội Đông y huyện Văn Lâm thành lập phòng khám miễn phí Từ Tâm Phúc Thiện Đường...
Nhiều hội viên có tấm lòng tương thân tương ái, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Thầy thuốc như mẹ hiền”, quan tâm khám, chữa bệnh cho các gia đình chính sách, người già, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn… Nhiều lương y tự nguyện quyên góp tiền, công sức giúp đỡ người bệnh nghèo. Điển hình như lương y Nguyễn Phú Cửu, lương y Đỗ Văn Tuân (huyện Khoái Châu); lương y Đỗ Văn Cần, lương y Đỗ Thị Hoa (huyện Văn Giang); lương y Nguyễn Đức Quang (huyện Yên Mỹ); lương y Đào Thị Nhàn (thành phố Hưng Yên)... Số tiền mà các lương y ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng. Hội Đông y tỉnh đã phối hợp với Hội Người mù tỉnh mở lớp dạy nghề tẩm quất, xoa bóp, bấm huyệt cho hàng trăm học viên, góp phần giải quyết việc làm cho người khuyết tật tự nuôi sống bản thân, giảm được gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Công tác phát triển nguồn nhân lực Ngành Y nói chung và các y, bác sỹ đông y nói riêng được tỉnh quan tâm, chú trọng. Thường xuyên xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để cán bộ, hội viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn về y học cổ truyền. Sở Y tế đã phối hợp với nhiều trường đại học y dược trong khu vực tổ chức các lớp đào tạo bác sĩ chuyên tu, bác sĩ chuyên khoa về y học cổ truyền cho đội ngũ cán bộ y tế. Trường Cao đẳng Y tế Hưng
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Yên là ngôi trường đào tạo cán bộ, y sĩ có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu nhân lực khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận.
Công tác quản lý nhà nước về y dược cổ truyền được Ngành Y tế và Hội Đông y triển khai chặt chẽ, có hiệu quả. Sở Y tế, Hội Đông y tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương trong việc quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân về y học cổ truyền trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện khám, chữa bệnh nhằm bảo vệ quyền lợi cho người
bệnh; tạo công bằng trong việc khám, chữa bệnh. Nhiều bác sĩ, y sĩ công tác tại các bệnh viện công lập là hội viên của Hội Đông y tỉnh, thường xuyên tham gia họp, sinh hoạt chuyên môn, góp phần nâng cao năng lực quản lý cũng như chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho Nhân dân.
Có thể khẳng định, sự phối hợp giữa Ngành Y tế và Hội Đông y, sự gắn kết giữa y tế công lập và y tế tư nhân, sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền đã tạo tiền đề và động lực cho công tác đông y của tỉnh phát triển vững chắc; củng cố niềm tin và tình cảm của Nhân dân đối với công tác khám chữa bệnh bằng y, dược học cổ truyền tại quê hương Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC
Ngoài việc phát huy di sản y dược học cổ truyền và y đức của Hải Thượng Lãn Ông, Hưng Yên còn có nhiều sách, tác phẩm văn học - nghệ thuật và tài liệu học tập dành cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh nhằm tưởng nhớ, tôn vinh, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Tỉnh cũng dành nhiều kinh phí để tôn tạo, tu bổ các di tích liên quan đến Hải Thượng Lãn Ông trên địa bàn. Trong đó, Quần thể di tích lịch sử văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại xã Liêu Xá quê hương ông được chú trọng đầu tư...
Sau khi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác mất, con cháu, dòng họ đã xây dựng đền thờ ông ở quê hương Liêu Xá. Ban đầu, quy mô đền thờ khá nhỏ, đến năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin cùng với Bộ Y tế đã cấp kinh phí đầu tư trùng tu mở rộng đền thờ thành Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác như
ngày nay. Nhà tưởng niệm không chỉ là nơi thờ tự, tưởng niệm ông mà còn là nơi trưng bày, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp cũng như tác phẩm của ông. Với diện tích hơn 200m2 trưng bày cùng với khuôn viên rộng trên 1.000m, với nhiều di tích phụ cận xung quanh đã tạo nên một quần thể di tích rộng lớn. Năm 1990, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng di tích là di tích
quốc gia. Đến năm 2000, Bộ Văn hóa và Bộ Y tế, Trung ương Hội Đông y (hay Hội y học cổ truyền) Việt Nam chọn ngày mất của ông (ngày Rằm tháng Giêng âm lịch) làm ngày truyền thống của ngành. Hàng năm cứ vào ngày này, nhân dân cùng những người làm Đông y lại tề tựu về đây mở hội để tưởng nhớ
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới đến công lao to lớn của ông.
Năm 2006 khu lưu niệm xuống cấp, không phù hợp, UBND tỉnh Hưng Yên và Bộ Văn hoá - Thông tin đã cho phép địa phương lập dự án trùng tu tôn tạo quần thể di tích Hải Thượng
Lãn Ông, trong đó đã dỡ bỏ nhà lưu niệm để xây dựng lại thành khu đền thờ riêng thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Toàn bộ hình ảnh và tư liệu được trưng bày tại hai dãy nhà tả vu, hữu vu của khu đền thờ.
Căn cứ vào các tư liệu lịch sử và văn bia cho biết, nhà thờ Đại tôn họ Lê Hữu được xây dựng thời Hậu Lê và được trùng tu lại nhiều lần vào thời Nguyễn. Nhà thờ được xây dựng kiểu chữ đinh, gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung. Phần lớn các cấu kiện kiến trúc gỗ của nhà thờ đã được thay thế, sửa chữa. Tại đây còn
lưu giữ được khá nhiều hiện vật quý như bia ký, đại tự, câu đối cổ... với nội dung ca ngợi dòng họ Lê Hữu với nhiều người đỗ đạt cao.
Nhà thờ Đại tôn họ Lê Hữu là nơi thờ tự những vị làm rạng danh dòng họ, cũng là nơi để hàng năm con cháu xa gần về tưởng nhớ tới công lao của tổ tông dòng họ Hữu Kiều, cầu Văn cổ... tất cả tạo thành một quần thể di tích phong phú và đa dạng. Cùng với di tích là các lễ hội hàng năm như lễ hội ngày 15 tháng 1 (âm lịch) tưởng nhớ Đại danh y Lê Hữu Trác, lễ hội hàng Tổng, lễ hội chùa Tam Liêu (Liêu Xá, Liêu Xuyên và Liêu Thượng)... Trong tương lai không xa, với việc thực hiện hoàn thành dự án “Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến với Hưng Yên.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Nguyên xưa đây là nhà thờ cụ Lê Hữu Mưu (1675 - 1740) cụ thân sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Khi cụ mất, con cháu đã lập nhà thờ tại đây. Về sau, con thứ sáu của cụ Mưu là Lê Hữu Kiển (1722 - 1798) trông nom nhà thờ cha, khi ông mất con cháu lại phối thờ ông cùng với cha mình. Đến đời cháu cụ Kiều là Lê Hữu Dụ, do có công với làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nên nhân dân Bát Tràng đã góp công của xây dựng lại nhà thờ và phối thờ cụ Dụ bên hữu nhà thờ.
Truyện kể rằng vào đời thứ VII, cụ Lê Hữu Dụ đã tâu lên triều đình uốn lại dòng sông mà trước kia theo lệnh trên là đào một con sông qua làng Bát Tràng. Một trăm năm sau (vào khoảng nửa cuối thế kỷ 19), nhân dân Bát Tràng làm ăn phát đạt, nhớ tới công lao của ông, bèn cho quyên góp tiền của về quê Liêu Xá dựng lại Tiến sỹ môn.
Nhà Tiến sỹ môn ngày nay được xây dựng theo kiểu chữ nhị (=) gồm 3 gian bái đường và 3 gian hậu cung. Các cấu kiện kiến trúc phần lớn mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Tại hậu cung đặt 3 ngai thờ Lê Hữu
Mưu, Lê Hữu Dụ và Lê Hữu Kiều. Hiện nay, tại nhà tiến sỹ còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật quý như hệ thống bia đá dựng thời Lê và nhiều câu đối đại tự của những người đỗ đạt trong dòng họ cung tiến, đặc biệt là một số đạo sắc của các vua đời Nguyễn phong sắc cho các cụ họ Lê đỗ đạt cao..., chỉ biết rằng vào thời kỳ đào con sông nhánh, chi lưu của sông Lực Điền, bắt đầu từ xã Đồng Than vòng
qua xã Giai Phạm xuống xã Nghĩa Hiệp và xã Ngọc Long. Đến đây, đúng ra là phải đào qua phía Tây xã Liêu Xá là sang xã Tân Lập rồi để ra sông chính Lực Điền. Nhưng làm như vậy sẽ không tiện cho việc sản xuất nông nghiệp của xã Liêu Xá. Thần Tùng Khánh đã huy động mọi người cư ngụ ở đó đào tiếp vòng sâu vào xã Liêu Xá. Dòng sông nhỏ đó chính là dòng Lư Giang (hay còn gọi là Lô Giang, sông Lô). Kể từ ngày Đức Thành Hoàng cho đào sông qua làng, nhân dân sản xuất nông nghiệp thuận lợi, cuộc sống càng ngày càng ấm no, hạnh phúc, Làng Liêu Xá được bao bọc bởi dòng Lư Giang tạo cho làng thế đất giống như quả bầu. Con sông không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt phong thuỷ.
Về kiến trúc, đình Văn Xá hiện nay thiết kế theo kiểu chữ đinh, gồm đại bái ba gian hai dĩ và một gian hậu cung. Các bộ vì tòa đại bái được kết cấu kiểu con chồng đấu sen, các đầu dư, đầu bẩy được chạm lộng hình rồng, hoa lá cách điệu. Các cốn chạm bong hình tứ linh, tứ quý... Di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như ngai, tượng thờ, kiệu long đình, nhang án, cửa võng, hòm sắc...
Xét trong họ mạc Lê Hữu thì Lê Hữu Danh được coi như người khai khoa của dòng họ. Năm 1670, ông thi đỗ Hoàng Giáp, làm quan đến hiến sứ Sơn Tây, được phong tước bá. Về đức tính của ông được Phan Huy Chú chép, ông là người “rộng rãi nhân từ, không cạnh tranh với ai, người ta thường khen là phật sống”. Ông có 10 người con đều thành đạt, trong đó có 3 người đỗ tiến sỹ: Lê Hữu Hỷ, Lê Hữu Mưu, Lê Hữu Kiều. Ông Kiều làm quan đến chức Tể tướng, có đức vọng cao. Lê Hữu Mưu có con gái gả cho Đoàn Doãn Luân (anh ruột Đoàn Thị Điểm). Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là con trai thứ bảy của Lê Hữu Mưu và là cháu nội Lê Hữu Danh.
Sau khi Lê Hữu Danh mất (20/11/1691) con cháu đã nhớ công lao tổ tiên, dựng miếu thờ. Đến năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Thái 7 (1726) con là Lê Hữu Mưu đã dựng Từ Vũ ở bản thôn để thờ cha mình. Chính giữa là tiên khảo (bộ) bên tả là mẹ (bà Dương Thị Huệ), thần vị tiên tổ ông bà thời trước ở bên hữu. Như vậy, nhà thờ (Từ Vũ) cụ Hoàng Giáp Lê Hữu Danh được xây dựng năm 1726 đời Vua Lê Dụ Tông. Tại nhà thờ còn lưu giữ một bia đá niên hiệu Cảnh Hưng thứ 16 (1755) bia do con trai út là Lê Hữu Kiều (tiến sỹ khoa Mậu Tuất, đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tham tụng, binh bộ thượng thư, hành lễ bộ thượng thư, thị kinh diện, liêu đình hầu) ghi, cháu là Trọng Biểu (tiến sỹ khoa Mậu Thìn, Hàn lâm hiệu thảo) cùng với rể là Bảng nhãn Lê Quý Đôn (khoa Nhâm Thìn, Hàn Lâm thị thư) và cháu là Lê Hữu Uốn (con cụ Kiều, hiệu Hoàng Tín đại phu, tri phủ Ứng Thiên) cùng tham gia hiệu lý và đặt bia tại nhà Từ Vũ cụ Danh. Với lời văn trang trọng và đầy cảm khái, nội dung bia đã nêu bật một tấm gương tiêu biểu nhất của dòng họ Lê Hữu: Hoàng Giáp Lê Hữu Danh, ở con người ông, văn học và đạo đức đều sáng chói, con đường quan lộ có lúc thăng trầm, tuổi thọ không nhiều (49 tuổi), nhưng đức độ của ông được người đời ca ngợi.
Do nhiều yếu tố, nhà thờ cũ không còn, ngôi nhà thờ hiện nay được con cháu dựng lại năm 1955. Những tấm bia hiện còn tại đây là những tài liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ 18.
MIẾU THỜ TIẾN SỸ LÊ HỮU HỶ
Ngôi miếu thờ Lê Hữu Hỷ (bác ruột Lê Hữu Trác) được em ruột cụ Lê Hữu Hỷ là Lê Hữu Mưu dựng lên. Tại đây còn lưu giữ bia “Hoàng Triều Giám sát Lê Tiên Sinh mộ chí minh” (bài minh mộ chí của quan giám sát Hoàng Triều Lê Tiên Sinh) ghi về thân thế, sự nghiệp của cụ Lê Hữu Hỷ do Lê Hữu Mưu cùng cháu ngoại là Dương Lệ dựng. Với lời lẽ chau chuốt, ngưỡng mộ một bậc tài hoa, thông minh lỗi lạc, bia ghi rõ cuộc đời thanh bạch giản dị của Lê Hữu Hỷ cùng với bài minh rằng:
Hồ lô cảnh đẹp Chung sức tài hoa Chí cao chưa đạt Nửa đường sao sa Người xưa khuất bóng Đức lớn không mờ Đá xanh xin tạc Nhắn quan họ ta.
Tấm bia được dựng ngày mồng một tháng chạp niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 (1716) đời vua Lê Dụ Tông.
AM BÀ CÔ TỔ LÊ THỊ LỤC
Am bà cô tổ Lê Thị Lục nằm trong khuôn viên di tích Khu lưu niệm Đại danh y Lê Hữu Trác. Căn cứ vào tấm bia “Lê Thị hạng nhị mộ chí minh” (Bài minh mộ chí của bà và con gái thứ hai họ Lê) thì bà Lê Thị Lục là người có lòng nhân ái, sùng đạo Phật. Bà đã đem hết của cải làm việc thiện. Khi bà mất năm Bính Thân, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 (1716), mẹ bà bèn sai thợ tạc đá, đưa quy vào chùa xây thành khám tháp theo như ý của bà lúc còn sống.
Lê Hữu Kiều hiệu là Tốn Trai, ông là con út của Lê Hữu Danh, mất cha từ lúc ba tháng tuổi, lên 4 tuổi, mẹ lại qua đời. Được sự giúp đỡ của gia đình, đặc biệt là anh trai Lê Hữu Hỷ và Lê Hữu Mưu nuôi cho ăn học, năm 1718 ông đỗ tiến sỹ, làm quan dưới triều Lê. Ông là người có tài chính sự kiêm cả văn võ, đã được cử đi trấn thị nhiều nơi: Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, rồi về giữ chức Thượng Thư nhiều bộ như Bộ Công, Bộ Binh, Bộ Lễ, ông luôn quan tâm đến đời sống dân chúng và tình hình các
quan lại, có lần ông đã cùng Hà Tông Huân đi giám sát ở các các nơi. Ông cũng được cử giữ chức Tham tụng (tể tướng) và giảng bài ở toà kinh diễn. Các danh sỹ đương thời đều xem ông là người có đức vọng thường đến xin dìu dắt. Nhà bác học Lê Quý Đôn là con rể ông.
Nhà Từ Vũ quận công Lê Hữu Kiều được xây dựng từ thời tướng công còn khoẻ mạnh. Nhà ngói trên một gian hai chái, giữa thờ thần tượng, nhà ngói dưới ba gian hai chái làm bái đường. Tả hữu đều thông sang nhà năm gian.
TỪ VŨ QUẬN CÔNG LÊ HỮU KIỀU
Một sắc phong cổ được lưu giữ tại Tiến sỹ môn ở Liêu Xá
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Đến năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 (1762), sau khi mãn tang ông, con cháu đã rước thần tượng vào yên vị tại nhà từ. Trải qua thời gian, nhà Từ Vũ trước đây chỉ còn là một miếu thờ nhỏ và hai tấm bia đá. Con cháu cùng dòng họ đã xây dựng nhà thờ mới tại phía bắc làng Văn Xá gần Khu mộ tổ họ Lê Hữu với nhà thờ Đại Tôn họ Lê và rước thần tượng về thờ ở đây.
Đây là nơi tập hợp những ngôi mộ của tổ tiên dòng họ Lê Hữu. Tương truyền rằng, dòng họ Lê Hữu hiển đạt và nổi danh khoa bảng đều có gốc tích từ khu mộ tổ được táng trên khu đất địa linh, sau này được gọi là gò phát tích. Theo gia phả họ Lê “dòng họ Lê có một ngôi mộ phát tích, đó là mộ cụ tổ bà Vũ Thị Thiêm (Yêm), vợ cụ Lê Tất Thắng (1536 - 1607), đời thứ 6 chiếu theo gia phả. Khi cải táng mới đưa hài cốt vào trong cái nồi đất lớn, miệng rộng. Trong lúc chuẩn bị mang đi táng thì trời bỗng nổi cơn giông bão, mưa to, trời tối mù mịt nên không mang đi được, mới để tạm vào lũy tre làng nơi cổng hậu (nay là khu Gò Phát Tích). Tạnh mưa, mọi người ra thì đã thấy mối xông đùn thành đống lớn phủ khắp xung quanh. Mọi người cho đó là điềm lành lên cứ tăng luôn tại đó. Từ đó về sau, con cháu dòng họ Lê Hữu ngày càng hiển đạt. Khu mộ tổ gò phát tích chính là mảnh đất địa linh, nơi âm phần tốt đẹp, được coi là nơi phát tích, khoa bảng của dòng họ Lê Hữu.
Một tấm bia đá cổ trong khuôn viên Tiến sỹ môn
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Về sự ra đời của ngôi chùa này, có nhiều giả thuyết khác nhau. Một giả thuyết cho rằng, xưa ở làng Văn Xá (Liêu Xá) có người tên là Bà
Sinh, dòng họ Lê, cha làm quan to trong triều, Bà Sinh vốn sùng đạo Phật nên đã bỏ tiền ra xây dựng chùa. Sau bà đi tu và trụ trì tại chùa Văn. Nhân dân về sau nhớ công lao của bà lên đặt tên chùa là “Bà Sinh tự”. Hiện nay trên nóc chùa vẫn còn lại ba chữ hán này. Một giả thuyết khác cho rằng người có công xây dựng chùa là Quận Công Lê Hữu Kiều (1691- 1760). Trong gia phả dòng họ và cuốn “Liêu Xá khoa hoạn mục” đã đề cập rằng “Năm Ất Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 6 (1745), Liêu Đình Hầu bị bệnh nhiệt đới và đau nhót nơi vú xin về kinh và về quê để phục thuốc, đã có nhiều việc công tâm”. Tại thượng lương của chùa hiện nay còn ghi rõ “Lê triều tuế thứ Bính Thìn, Cảnh Hưng thứ 7 (1746) hưng công”, nghĩa là vào năm Bính Thìn đời Vua Lê Hiển Tông tiến hành hưng công xây dựng. Như vậy, có rất nhiều giả thuyết khác nhau liên quan đến niên đại và người công tâm xây dựng chùa Văn. Song qua thực tiễn nghiên cứu tại di tích, chúng tôi cho rằng, chùa Văn ít nhất phải được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, và đến thế kỷ XVIII, có thể nó được mở rộng về quy mô hoặc trùng tu sửa chữa.
Chùa Văn hiện nay được bố cục theo kiểu chữ đinh, gồm 5 gian tiền đường và một gian tam bảo, hai gian phía ngoài của tòa tiền đường được nâng cao kiểu chồng diêm đặt lằm gác chuông và gác trống. Ngoài ra còn có các hạng mục khác như nhà Mẫu, nhà Tổ. Đây là những công trình mới được xây dựng những năm gần đây.
Trong thời kỳ kháng chiến, chùa Văn là cơ sở cách mạng của Đảng ta và là nơi đặt cơ sở in báo Bãi Sậy. Trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt, ngôi chùa là nơi nuôi giấu và bảo vệ rất nhiều các đồng chí lãnh đạo của Đảng cấp trên về hoạt động gây dựng phong trào. Ngoài việc nuôi giấu cán bộ, chùa Văn cũng là cơ sở để phát triển cơ sở vào các thôn, làng. Nhiều đồng chí lãnh đạo đã từng họat động tại đây như: Đồng chí Hoàng Quốc Việt, đồng chí Lê Quang Đạo, đồng chí Văn Tiến Dũng, đồng chí Trần Tử Bình... Chùa Văn không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn là di tích cách mạng tiêu biểu của Hưng Yên.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Danh nhân văn hóa thế giới
Đình làng Văn Xá thờ Thành Hoàng Tùng Khánh, người có công lập làng và dạy dân làm ruộng. Tại di tích hiện nay còn giữ thần phả ghi chép lại công lao của ngài.
Đình được khởi đựng từ sớm, hiện có kết cấu chữ Đinh gồm: ba gian hai dĩ Đại bái và một gian Hậu cung. Các bộ vì tại Đại bái được kết cấu kiểu con chồng đấu sen, các đầu dư đầu bẫy được chạm lộng hình rồng, hoa lá cách điệu. Trên các bức cốn chạm bong kênh, tứ quý…
ĐÌNH MIẾU VĂN XÁ
Đây là nơi tập chung những ngôi mộ của tổ tiên dòng họ Lê Hữu. Theo gia phả và truyền thuyết còn lưu truyền trong dòng họ Lê Hữu thì việc phát phúc của dòng họ có liên quan tới ngôi mộ của bà thủy tổ đời thứ 6 là Vũ Thị Yêm. Chuyện kể rằng, con cháu dòng họ Lê Hữu dù văn chương nức tiếng, được giới trí thức và quan lại đánh giá cao nhưng cứ hễ đi thi thì lại trượt. Đến đời thứ 7, có cụ Lê Hữu Dụng là người thông minh, hiếu học nổi tiếng khắp vùng. Thế nhưng đi thi vẫn không đỗ đạt gì, mấy khoa thi vẫn lỗi hẹn với bảng vàng nên chuyển sang làm nghề dạy học.
Bấy giờ, cụ Dụng dạy học ở xa, có quen biết một người rất am tường về phong thủy ở xã Bình Lao, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương ngày nay) có hiệu là Đồ Cẩm. Nhân một lần mời Đồ Cẩm về nhà chơi, cụ Dụng bèn than thở rằng: “Nhà tôi gia cảnh bần hàn nên tiếp đón có gì không chu đáo cũng mong ông lượng thứ cho”. Đồ Cẩm ngạc nhiên mà hỏi rằng: “Tôi thấy ông là người tài năng, sao không chịu đi thi chiếm lấy bảng vàng. Con cháu sau này cũng nhờ phúc đó mà bớt phải chịu cảnh cơ hàn. Sao lại chịu sống cảnh khốn khó thế này”. Nghe xong, cụ Dụng buồn bã trả lời: “Nhà tôi mấy đời nay học hành cũng khá nhưng không sao con cháu đi thi đều không đỗ đạt, không biết có phải do mồ mả không. Nghe nói, ông là người hiểu biết địa lý, nay nhờ ông xem cho một mảnh đất để táng hài cốt bà cụ nhà tôi vào đó, hy vọng con cháu đời sau sẽ khá hơn”. Nghe vậy, Đồ Cẩm hứa sẽ tìm cho một ngôi đất tốt nhưng chuyện xem huyệt đặt đất không phải một sớm một chiều. Hai người hứa hẹn và định ngày dời mộ cụ Vũ Thị Yêm (mẹ đẻ cụ Lê Hữu Dụng) đi chỗ khác.
Đến ngày hẹn, Đồ Cẩm quay trở lại để cải táng hài cốt cụ Vũ Thị Yêm vào một địa điểm đã định trước. Lúc bấy giờ, do nhà nghèo không có tiền mua tiểu sành nên con cháu trong nhà lo lắm, trong khi giờ đẹp đã sắp đến mà việc chuẩn bị lại chưa xong. Thấy vậy, Đồ Cẩm nói với cụ Dụng rằng: “Nếu không có tiểu sành thì ông cứ kiếm cho tôi một cái nồi đất miệng rộng, đủ để xếp hài cốt vào là được”.
Nói rồi, đoàn người kéo nhau ra đồng để thực hiện công việc.
Khi ngôi mả cũ được đào lên và hài cốt được đưa vào nồi đất xong, con cháu chuẩn bị mang đi cải táng. Bỗng trời nổi gió lớn, mây đen ùn ùn kéo tới, cát bụi bay mù mịt, mưa như trút nước khiến cho đoàn người không thể mang hài cốt đi cải táng được. Ngôi huyệt mới đào thì ngập đầy nước nên con cháu đành để tạm nồi hài cốt vào sát lũy tre làng, đợi tạnh mưa sẽ đem chôn. Khi tạnh mưa, mọi người đến chỗ nồi hài cốt để mang đi cải táng thì thấy mối đã đùn lên thành một cái gò lớn lấp kín, không thấy nồi hài cốt đâu cả. Sau khi đo đạc, xem xét hướng đất, hướng gió và đối chiếu sách vở tỉ mỉ, Đồ Cẩm reo lên rằng: “Ngôi mộ thiên táng này quả là vô cùng hiếm gặp. Ba mặt Bắc, Tây, Đông của làng này đều có con sông nhỏ uốn quanh, trông hình tựa một
trái hồ lô lớn. Nồi hài cốt đã được đặt vào nơi huyệt kết, là kiểu đất Ngôn kỳ đại thế, lại dựa vào thế đất hồ lô nên long mạch táng ở đáy. Kết cục, thế đất có hình thiên mã, có ngựa lớn, ngựa nhỏ chầu về. Bên ngoài thì có kim quy ngưỡng ngọa (tức 2 con rùa nằm chầu), bên trong thì có thượng thư án, bên thì tả tượng, bên thì hữu mã cùng chầu. Cứ theo thế đất này thì con cháu dòng họ Lê Hữu sẽ được định tài lưỡng vượng, học hành đỗ đạt cao. Họ của ông sẽ trở thành dòng họ quý tộc, chí bách dư niên (có nghĩa là sẽ phát kết trên 100 năm)”.
Không biết thực hư lời phán trên như thế nào, nhưng con cháu dòng họ Lê Hữu quả kết phát hơn 100 năm với 6 người đỗ đại khoa, chưa tính những người theo nghiệp võ. Trong số con cháu dòng họ này, có Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Ngoài các di tích kể trên, vùng đất Liêu Xá còn có nhiều di tích khác liên quan đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác như mộ cụ Hoàng giáp Lê Hữu Danh, mộ cụ Quận công Lê Hữu Kiều, mộ cụ Hoàng Bà, cầu Văn; những khu mộ táng như Gò Phát Tích, gò Mả Nhật, xứ Đồng Vũ, Xứ Bờ Vàng...